Zingnew

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về giáo dục tại TP.HCMẢNH CHỤP MÀN HÌNHNgày 1.10, Sở GD-ĐT TP.HCM c tha bet 88

【tha bet 88】Phụ huynh, học sinh TP.HCM thể hiện mức độ hài lòng với giáo dục ra sao?

Phụ huynh,ụhuynhhọcsinhTPHCMthểhiệnmứcđộhàilòngvớigiáodụ<strong>tha bet 88</strong> học sinh TP.HCM thể hiện mức độ hài lòng với giáo dục ra sao? - Ảnh 1.

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về giáo dục tại TP.HCM

ẢNH CHỤP MÀN HÌNH

Ngày 1.10, Sở GD-ĐT TP.HCM công bố kết quả khảo sát đo lường mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công năm 2023. 

 Trang thiết bị dạy học là nội dung đạt mức độ hài lòng thấp nhất

Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức khảo sát theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với 7.004 phiếu của phụ huynh, học sinh ở 3 địa phương đại diện cho các nhóm phát triển của TP là quận 3 (nhóm phát triển cao), quận Tân Phú (nhóm phát triển) và huyện Củ Chi (nhóm trung bình). Trong đó có 1.200 phiếu trực tiếp với khối THPT và 5.804 phiếu khảo sát bằng hình thức trực tuyến với các trường mầm non, tiểu học, THCS.

Cụ thể, nội dung khảo sát bao gồm: Khả năng tiếp cận giáo dục đối với dịch vụ giáo dục ở trường; Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; Môi trường giáo dục; Hoạt động giáo dục; Sự phát triển và thực hiện nghĩa vụ công dân.

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ hài lòng chung của phụ huynh đối với dịch vụ giáo dục công năm 2023 đạt 90,2%, thấp hơn so với năm 2022 (90,78%). Nội dung khảo sát về hoạt động giáo dục đạt tỷ lệ 91%; tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đạt 89,4% là nội dung đạt mức độ hài lòng thấp nhất.

Còn tỷ lệ hài lòng chung của học sinh đối với dịch vụ của nhà trường cao hơn phụ huynh, đạt 90,6% trong khi năm 2022 đạt 84,29%. Trong đó, tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đạt tỷ lệ thấp nhất với 89,6%; còn tiêu chí đạt tỷ lệ hài lòng cao nhất là hoạt động giáo dục (91,2%).

Mức độ hài lòng thấp nhất ở khối THPT, cao nhất khối mầm non

Trong đánh giá của Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nêu rõ, kết quả khảo sát cho thấy không có sự chênh lệch nhiều học sinh theo giới tính, dân tộc song có sự chênh lệch khá nhiều giữa quận Tân Phú đạt 87,42% và huyện Củ Chi đạt 99,88%.

Cũng theo Sở GD-ĐT, kết quả khảo sát cho thấy mức độ hài lòng chung cao nhất ở khối giáo dục mầm non đạt 96,01%, thấp nhất ở khối THPT đạt 84,27%.

Nhìn chung, các dịch vụ giáo dục công mà thành phố cung cấp đã đáp ứng được mong đợi của phụ huynh. Tỷ lệ mức độ hài lòng ở mầm non đạt 93,90%; ở bậc THCS là 88,86% và bậc THPT đạt 89,41%. Không có chênh lệch nhiều khi phân tích theo giới tính, dân tộc, địa bàn giữa các quận, huyện. Riêng huyện Củ Chi, ở 3 tiêu chí khả năng tiếp cận giáo dục, môi trường giáo dục, sự phát triển và thực hiện nghĩa vụ công dân đều đạt tỷ lệ hài lòng 100%.

Phụ huynh, học sinh TP.HCM thể hiện mức độ hài lòng với giáo dục ra sao? - Ảnh 2.

Học sinh tiểu học thực hiện thí nghiệm khoa học vui

BẢO CHÂU

Sở GD-ĐT TP.HCM đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

Nhà trường cần thực hiện nghiêm túc việc xây dựng và vận hành cổng thông tin điện tử của đơn vị, thông tin đầy đủ các hoạt động của nhà trường đối với phụ huynh và học sinh. Tiếp tục thực hiện tốt công tác ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục nhập học và chuyển trường tại các đơn vị trường học, tiếp tục hoàn thiện hệ thống đăng ký nguyện vọng thi tuyển sinh vào lớp 10 kết hợp bản đồ GIS trong việc tư vấn nguyện vọng giúp phụ huynh và học sinh chủ động hơn trong việc đăng ký nguyện vọng, phụ huynh và học sinh có toàn quyền tham khảo thông tin các trường THPT trên hệ thống của Sở GD-ĐT.

Tiếp tục thực hiện nghiêm việc công khai các khoản thu – chi trong nhà trường; tạo điều kiện thuận lợi, thực hiện tốt việc tiếp thu các ý kiến phản ánh, kiến nghị, đóng góp phụ huynh và học sinh cho nhà trường với tinh thần lắng nghe, cầu thị.

Triển khai các nền tảng công nghệ như hệ thống quản lý học tập, lớp học - số... giúp thu hẹp khoảng cách địa lý, khoảng cách giàu nghèo, điều kiện xã hội, cung cấp những cơ hội được tiếp cận những kiến thức mới và phương pháp học tập tiên tiến cho tất cả mọi người trong xã hội đảm bảo công bằng giáo dục, nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho mọi người dân.

Nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường, tiếp tục tăng cường trang bị các trang thiết bị phục vụ việc dạy và học, đặc biệt quan tâm đến việc nâng cấp, sửa chữa, cải thiện tình trạng của các nhà vệ sinh; quan tâm đến việc xây dựng, nâng cao diện tích sân chơi, bãi tập và tăng cường mảng xanh cho các nhà trường. Các quận/huyện cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng phòng học (ưu tiên tăng tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày và giảm sĩ số, thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các phòng chức năng, các trang thiết bị hiện đại, đẩy mạnh xây dựng thư viện thông minh, mô hình trường học tiên tiến, hiện đại.

Nâng cao chất lượng hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh, thu hút mọi nguồn lực xã hội hỗ trợ các hoạt động của nhà trường đúng quy định, tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường thực hiện xây dựng và triển khai tốt quy tắc ứng xử phù hợp với đặc thù, lịch sử của nhà trường cho tất cả các đối tượng từ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh và các đối tượng khác. 

Phối hợp với các sở ban ngành, xây dựng, hoàn thiện đề án xây dựng chế độ chính sách đối với viên chức là giáo viên bậc tiểu học và giáo viên các bộ môn tiếng Anh, tin học, giáo dục thể chất, âm nhạc, mỹ thuật trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay khi triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018…

Lãnh đạo Sở GD-ĐT nói gì về kết quả khảo sát?

Cũng từ kết quả khảo sát mức độ hài lòng, tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nhìn nhận bên cạnh những mặt tích cực, kết quả khảo sát cũng đã thể hiện những điểm còn hạn chế, cần phải khắc phục của các cơ sở giáo dục.

Người đứng đầu ngành giáo dục cho hay, một trong những tồn tại mà TP luôn phải đối diện là cơ sở vật chất trường học. Ở tiêu chí này, mức độ hài lòng chung của học sinh và phụ huynh đều đạt tỷ lệ thấp. Điều này là dễ hiểu bởi tốc độ tăng dân số, đặc biệt là tăng dân số cơ học của thành phố rất cao. Dù đã được các cấp hết sức quan tâm, hỗ trợ, nhưng tốc độ xây dựng trường lớp vẫn còn hạn chế. Diện tích sân chơi trong trường còn thấp, sĩ số học sinh/lớp cao, tỷ lệ học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh và phụ huynh.

Phụ huynh, học sinh TP.HCM thể hiện mức độ hài lòng với giáo dục ra sao? - Ảnh 4.

Trường tiểu học Rạch Già (huyện Bình Chánh) có mức đầu tư 131 tỉ đồng và rộng gần 12.000 mét vuông, là một trong những trường xây mới được đưa vào sử dụng trong năm học này

NHẬT THỊNH

Mức độ hài lòng của tiêu chí cơ sở vật chất trường học cũng ở mức thấp nhất so với các tiêu chí khác phản ánh rõ khó khăn mà TP.HCM, một đô thị trung tâm của cả nước và khu vực, phải đối mặt. Đó cũng là rào cản, là thử thách lớn nhất đối với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục công.

Trên cơ sở phân tích, nhận định qua khảo sát mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công, ông Hiếu cho hay ngành giáo dục đã có đủ các căn cứ khoa học để đưa ra những mục tiêu cho năm học tiếp theo, từ đó nghiên cứu, đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục công lập.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap