Zingnew

Khách miễn thị thực, khách gần đều giảmXét về con số trong mục tiêu năm 2023 thì du lịch Việt Nam đạ nội bài

【nội bài】Vì sao loạt thị trường khách ngoại lớn nhất của Việt Nam chưa hồi phục 100%?

Khách miễn thị thực,ìsaoloạtthịtrườngkháchngoạilớnnhấtcủaViệtNamchưahồiphụnội bài khách gần đều giảm

Xét về con số trong mục tiêu năm 2023 thì du lịch Việt Nam đạt những kết quả ấn tượng. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất trong 9 tháng năm 2023 với gần 2,6 triệu lượt. Thị trường Trung Quốc đã vượt mốc 1 triệu, xếp ở vị trí thứ 2. Đài Loan vượt qua Mỹ để chiếm vị trí thứ 3 với 575.000 lượt. Mỹ xếp thứ 4 với 548.000 lượt. Nhật Bản thứ 5 với 414.000 lượt.

Tuy nhiên, cả 5 thị trường khách lớn nhất của du lịch Việt Nam nói trên đều hồi phục chưa về trạng thái như cũ ở thời điểm trước dịch, cụ thể là năm 2019. Phục hồi tốt nhất là thị trường khách Mỹ, khi đạt 96,4%; Hàn Quốc 82,3%, Đài Loan (85,3%); Nhật Bản khoảng 60%...

Vì sao 5 thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam chưa hồi phục 100%? - Ảnh 1.

Du lịch Việt Nam vẫn chật vật trên đường trở lại đỉnh cũ

NT

Trong đó, đáng chú ý, thị trường truyền thống Trung Quốc mới đạt tỷ lệ phục hồi 28,2%. Ở thời điểm trước dịch, thị trường Trung Quốc chiếm gần 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Giai đoạn 2015 - 2019, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng 3,3 lần từ 1,78 triệu lượt lên 5,8 triệu.

Ngoài ra, các thị trường gần trong khu vực Đông Nam Á, vốn thuận lợi trong khoảng cách, cũng chưa trở lại bình thường như Malaysia đạt 76,9%, Philippines 84%...

Các thị trường khách truyền thống ở châu Âu, từ nhiều năm qua hưởng chính sách miễn thị thực của Việt Nam, từ 15.8 đã được nâng thời gian lưu trú từ 15 lên 45 ngày, cũng chưa phục hồi hoàn toàn. Chẳng hạn, Đức phục hồi tốt nhất nhưng chưa 100% khi đạt 87,1%; Tây Ban Nha đạt 82,4%; Anh đạt 78,9%; thấp hơn còn có Ý 76,7%; Pháp 71,9%. Không kể Nga, cũng là một trong những thị trường khách được miễn thị thực, gần như chưa thể phục hồi.

Tính chung, trong 9 tháng đầu năm, dù đã vượt chỉ tiêu 9 triệu khách quốc tế, nhưng phục hồi của du lịch Việt Nam chỉ đạt 69% so đỉnh cũ 2019.

Tìm cách phục hồi du lịch

Thấy Thái mà lo

Ông Nguyễn Đức Chí, chuyên gia du lịch, cho rằng việc hồi phục khách quốc tế trên thế giới chậm hơn so dự kiến do những khó khăn chung toàn cầu kéo dài. Chẳng hạn Nhật Bản, số lượng du khách nước này ra nước ngoài là 1,2 triệu vào tháng 8.2023, đạt con số hơn 1 triệu người lần đầu tiên trong một tháng kể từ khi đại dịch xảy ra, nhưng kết quả vẫn giảm 43,1% so với tháng 8.2019.

Có nhiều nguyên nhân khiến khách Nhật hạn chế ra nước ngoài nhưng lý do chính là đồng yen Nhật suy yếu đã khiến rất ít người Nhật Bản lên lịch du lịch quốc tế trong năm 2023 và cả năm tới. "Việc khách Nhật đến Việt Nam giảm gần nửa so cùng kỳ năm 2019 là điều dễ hiểu", ông Chí nhấn mạnh.

Vì sao 5 thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam chưa hồi phục 100%? - Ảnh 2.

Tàu thuyền chở du khách tham quan chợ nổi Cái Răng

BÙI VĂN HẢI

Tuy nhiên, khách Mỹ lại khác, theo Forbes, 40 triệu người Mỹ đã du lịch nước ngoài tính từ đầu năm đến tháng 7 vừa qua, chính thức vượt qua mức trước đại dịch 2019 hơn 8%. Các điểm đến nổi tiếng ở châu Âu như Vương quốc Anh, Pháp, Đức duy trì sự thống trị của họ trên thị trường du lịch Mỹ, với tổng số 11,7 triệu người Mỹ đi du lịch châu Âu, thu hút 29,1% tổng số công dân Mỹ đi du lịch nước ngoài. Như vậy, ông Chí cho rằng, không phải thị trường du lịch quốc tế nào cũng ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay xung đột địa chính trị...

Có nhiều nguyên nhân khác khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa thể phục hồi 100%, chẳng hạn các chuyến bay thẳng chưa được nối lại hoàn toàn, khách thay đổi thói quen du lịch khi chọn những điểm đến gần... Tuy nhiên, vấn đề lưu tâm nhất là cạnh tranh giữa các điểm đến trong khu vực đang cực kỳ căng thẳng. Bali, Indonesia, tập trung thu hút khách Úc bởi đường bay gần; Thái Lan, Malaysia và cả Indonesia dồn sức vào khách Trung Quốc... "Cuộc đua kiếm khách, đặc biệt là Thái Lan, đang bỏ chúng ta lại phía sau", ông Chí nhấn mạnh.

Chỉ sau vài tuần kể từ khi có chính phủ mới, Thái Lan ngay lập tức thông qua chính sách miễn thị thực tạm thời kéo dài 5 tháng cho khách Trung Quốc, từ cuối tháng 9 đến tháng 2.2024. Đây là 5 tháng cao điểm của thị trường khách tỉ dân với nhiều kỳ nghỉ lớn, đặc biệt là kỳ nghỉ 8 ngày trung thu và quốc khánh, kỳ nghỉ Tết dương lịch và tiếp theo là tết âm lịch.

Chưa hết, công ty điều hành sân bay quốc tế Suvarnabhumi ở Bangkok, vừa khai trương thí điểm nhà ga vệ tinh có vốn đầu tư khoảng 1 tỉ USD để đón lượng khách dự báo ồ ạt đến. Với nhà ga mới này, sức chứa hành khách hàng năm của Suvarnabhumi sẽ tăng từ mức 45 triệu lên 60 triệu. 

Các hãng bay cũng vào cuộc khi tăng chuyến, nâng kết nối với các điểm đến Trung Quốc và các thị trường trọng điểm khác. Hãng hàng không lớn nhất Thái Lan Thai Airways cho biết các chuyến bay từ Trung Quốc đến nước này hiện đã đầy 90%...

Ngay sau khi thông qua chính sách miễn visa, lượng đặt phòng khách sạn của khách Trung Quốc tại Thái Lan tăng 6.220% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành du lịch Thái dự kiến sẽ thu hút 2,9 triệu lượt khách và khoảng 4 tỉ USD doanh thu nhờ chương trình này trong vòng 5 tháng tới.

Vì sao 5 thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam chưa hồi phục 100%? - Ảnh 3.

Thái Lan đã đón 19,5 triệu khách quốc tế từ đầu năm đến nay và dự kiến cả năm là 28 triệu. Với con số trên, Thái Lan đặt mục tiêu phục hồi hoàn toàn ngành du lịch vào năm tới với con số 40 triệu khách quốc tế, bằng đỉnh điểm 2019.

Ông Chí cho rằng, nếu Việt Nam không tăng tốc thì năm 2024 khó đạt lại con số 18 triệu khách quốc tế như năm 2019. "Chúng ta cũng đã có chính sách thị thực mới với việc khách từ bất cứ nước nào cũng có thể lấy visa điện tử, thời hạn lưu lại lên 3 tháng hay tăng thời hạn lưu trú cho khách miễn thị thực từ 15 lên 45 ngày. Tuy nhiên, chúng ta thiếu các chương trình quảng bá, xúc tiến đi cùng để du khách nhận biết. Từ tháng 10 trở đi là cao điểm khách quốc tế và chúng ta đang chờ lượng khách đến tăng thế nào từ tác động của chương trình thị thực mới nói trên", ông Chí phát biểu và cho rằng, Việt Nam cần một nhạc trưởng và chiến lược tăng tốc du lịch hậu Covid-19 mà ở đó có thể điều hành đồng bộ, thống nhất mọi phương án "tác chiến", như cách Thái Lan đang vận hành.

Việt Nam điều chỉnh lên 13 triệu khách quốc tế

Theo Bộ VH-TT-DL, trong những tháng còn lại của năm 2023, mỗi tháng du lịch Việt Nam ít nhất có thể đón từ 1,1 đến 1,2 triệu lượt khách quốc tế, đặc biệt trong cao điểm tháng 12 có thể đón nhiều khách hơn. Trên cơ sở đó, Bộ VH-TT-DL đã tính toán và sẽ báo cáo Chính phủ nâng mục tiêu đón khách du lịch quốc tế năm 2023 từ 8 triệu lên 12,5 đến 13 triệu lượt khách (tăng khoảng 156% so với mục tiêu ban đầu).

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap