Không "đu trend" sẽ chậm hơn bạn bè trong các trào lưu!
Hiện nay,ìsaongườitrẻthíchđutheotràolưty le keo malai có không ít trào lưu tưởng vô hại trên TikTok lại thường dẫn đầu xu hướng và đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, lối sống và văn hóa ứng xử của giới trẻ... Vào năm 2022, một số TikToker tạo trào lưu để đầu vào cột điện, bức tường hay bất cứ nơi đâu và nhảy với tư thế uốn éo. Chưa kể có những trào lưu cực kỳ nguy hiểm khác như: Kéo tấm chắn che cửa sổ khi máy bay cất cánh, sau đó bật điện thoại chế độ quay phim để ghi lại khung cảnh bên ngoài trong suốt hành trình. Sự việc đến mức các nhà quản lý hàng không phải lên tiếng cảnh báo và chế tài.
Cũng gần đây, một món ăn, hay sự kiện mới nào xuất hiện thì dường như giới trẻ lại phát cuồng với nó. Cụ thể, mới đây, bánh đồng xu phô mai hay custard xuất hiện và trở thành trào lưu. Nhiều người trẻ chấp nhận xếp hàng dài, thậm chí phải chen lấn để mua bằng được bánh chỉ vì đang "hot" trên TikTok.
Đáng lo là những clip này lại đang dẫn đầu xu hướng và được nhiều bạn trẻ khác hưởng ứng và làm theo.
Nguyễn Trịnh Hoài Phương (20 tuổi), ngụ 140 Lê Trọng Tấn, Q.Tân Phú, TP.HCM, cho biết cũng từng chạy theo nhiều trào lưu đang "hot" trên mạng xã hội. Gần nhất, Phương có 2 lần xếp hàng trên 30 phút với cảm giác đầy mệt mỏi, mất thời gian chỉ để mua cho bằng được chiếc bánh đồng xu phô mai. Nguyên nhân không gì khác ngoài việc có nhiều người đến mua, gây sự tò mò và Phương đã làm theo.
Phương nhìn nhận: "Đu theo trào lưu thật sự không xấu nếu bản thân biết nhìn nhận giá trị, ích lợi ra sao. Với những món ăn, nó là sự thưởng thức, trải nghiệm và niềm vui, cho nên việc xếp hàng đến 2 lần cũng không thành vấn đề".
Trịnh Nguyễn Tú Trung, sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cũng cho biết khi một trào lưu nào mới xuất hiện thì việc "bắt trend" phải thực hiện ngay. Trung không cần biết nó tốt hay xấu, mà chỉ sợ bản thân sẽ chậm hơn bạn bè trong các trào lưu.
Từ những câu nói, cách thể hiện của nam sinh này đều làm giống như những gì mạng xã hội truyền tải. Trung thường "chạy theo" những trào lưu như: đi chợ mua thịt với 5.000 đồng, giả vờ làm người quen đưa đồ cho trẻ em mang về nhà nấu cơm, hay "cà khịa" bạn bè bằng những chiêu trò…
Trung thừa nhận khi áp dụng thú vui ảo trên mạng xã hội vào đời thật đang làm phiền cuộc sống của những người xung quanh. Nó chỉ thỏa mãn niềm vui nhất thời và không mang lại lợi ích nào khác cho bản thân.
Nên đứng ngoài những trào lưu
Nguyễn Ngọc Tú Quỳnh (24 tuổi), đang làm việc tại số 59 Hồ Tùng Mậu, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, cho rằng bản thân hoàn toàn đứng ngoài những trào lưu hiện nay. Bởi việc dành thời gian, công sức "chạy theo" một trào lưu nào đó với Quỳnh thật sự vô nghĩa. Do vậy, Quỳnh dành thời gian nhiều hơn cho công việc, hoàn thiện bản thân thay vì nhìn vào trào lưu rồi "chạy theo" giống như những bạn trẻ khác. Cho nên, với mỗi trào lưu mới xuất hiện gần đây Quỳnh cảm nhận rất bình thường.
"Tôi không đánh giá tiêu cực hay tích cực nào về các trào lưu đã và đang diễn ra, vì mọi thứ đều có hai mặt của nó. Do đó, nếu bạn trẻ biết chọn lọc thì sẽ có nhiều ích lợi, miễn sao, trào lưu không ảnh hưởng đến người khác, đúng với đạo đức và pháp luật thì cứ thoải mái. Còn nếu chạy theo trào lưu vô nghĩa thì không nên thử", Quỳnh chia sẻ.
Thạc sĩ Lê Anh Tú, giảng viên môn truyền thông đa phương tiện, Trường ĐH Văn Lang, cho rằng trào lưu đa phần là những câu chuyện, ý tưởng thú vị, thường nảy ra từ các chiến dịch marketing, truyền thông, hoặc do các KOL (người có ảnh hưởng) sáng tạo nên. Do vậy, giới trẻ là nhóm dễ tiếp cận, chịu tác động mạnh nhất từ những trào lưu đó.
Theo thạc sĩ Tú, những năm gần đây, mạng xã hội thúc đẩy tính tương tác cao, cộng hưởng với sự nhanh nhạy của gen Z, khiến các trào lưu được đẩy lên nhanh, song cũng "nguội" mau. Có rất nhiều trào lưu vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội nhưng cũng đủ khiến giới trẻ trở nên phù phiếm, vì phải "đu" thì mới lên xu hướng. Từ đó bạn trẻ mới có nhiều lượt tương tác, cơ hội trở thành người nổi tiếng, ra oai với bạn bè vì là người biết trước các trào lưu.
"Song cũng có những "trend" tích cực, chủ yếu do một số người mong muốn lan tỏa nội dung tốt, không chạy theo các nội dung câu view, câu like. Ví dụ như các trang mạng có dạy tiếng Anh, hoặc các kênh lý giải những câu chuyện lịch sử… có rất nhiều lượt theo dõi và tương tác. Tuy nhiên, những trào lưu này lại ít được giới trẻ "đu" theo", thạc sĩ Tú nói.
Thạc sĩ Tú nhìn nhận, nếu chăm chăm chạy theo các "trend" liên tục sẽ bỏ phí nhiều thời gian của bản thân, trong khi thời gian cần dùng cho việc học, chơi thể thao, nghỉ ngơi lại sức thì bạn trẻ không nghĩ đến.
"Do đó, bạn trẻ không nên sa đà vào những nội dung dễ dãi để các "trend" hời hợt không phát triển tràn lan. Vì vậy, vai trò của mỗi bạn trẻ là rất lớn. Các bạn phải chủ động hơn trong việc xem cái gì và tại sao. Cần nâng cao khả năng phân biệt tin thật, giả, lẫn khả năng chọn lọc thông tin, trào lưu hữu ích. Trong xã hội ngày càng "mở" về thông tin, chính các bạn trẻ sẽ là người có quyền quyết định hướng phát triển tư duy của mình thông qua việc chọn lọc, đọc và sử dụng thông tin hợp lý thay vì cứ chạy theo trào lưu chỉ để thỏa mãn cái tôi không cần thiết", thạc sĩ Tú nhắn gửi.